-
- Tổng tiền thanh toán:
Bình tích áp khí nén và bình tích áp thủy lực đã và đang trở thành thiết bị không thể thiếu được cho hệ thống máy bơm nước trong sinh hoạt, trong công nghiệp và trong nông nghiệp hiện nay.
Để phân biệt được 2 lại bình này chúng ta nên biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của từng loại bình.
Bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén có 2 phần cơ bản gồm: vỏ bình và ruột bình
- Vỏ bình: Thường được làm từ chất liệu như inox, thép. Tại vì nó sẽ giúp cho thiết bị cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa cũng như an toàn khi có va đập.
- Ruột bình: Ruột bình được làm từ cao su tổng hợp EPDM, ngăn cách lớp vỏ và ruột là lớp khí nito với áp suất phù hợp với yêu cầu của công việc và người sử dụng có thể điều chỉnh áp lực này với 2 cấp độ chính tối đa là 10bar và 16bar và tối thiểu là 2bar và 4bar.
Ngoài ra bình tích áp khí nén nào cũng cần phải lắp đồng hồ đo áp suất.
Đây là thiết bị được lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất cho người vận hành dễ dàng quan sát cũng như đảm bảo áp suất ở bên trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén
Khi máy bơm chưa chạy, ruột bình tích áp hoàn toàn rỗng, phần trên chỉ toàn khí ni tơ trong bình.
Khi máy bơm hoạt động một lượng không khí sẽ được bơm thông qua cửa vào và dẫn vào ruột bình. Nó sẽ nén khí ni tơ có ở trong bình đến một mức áp suất nhất định. Khi người dùng cần sử dụng hoặc hệ thống có sự cố cần phải có áp suất, lưu lượng khí thì sẽ được lấy ra từ bình một cách nhanh chóng.
Ứng dụng của bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén có rất nhiều ứng dụng trong đời sống dân dụng và cả sản xuất công nghiệp, nó giúp ích rất nhiều cho con người.
Dưới đây là một số ứng dụng chính của bình tích áp khí nén:
- Tác dụng chính là tích áp lực và bù áp lực lại vào đường ống khi áp lực trong đường ống bị tụt giảm dựa vào rơ le áp lực.
- Sử dụng cho máy bơm tăng áp lực mini trong gia đình.
- Dùng trong hệ thống cấp nước của chung cư, cao ốc, văn phòng (có thể có hoặc không có bồn chứa) kết hợp với máy bơm cấp nước công suất lớn. Khi van nước được mở (nếu không dùng bồn chứa) thì máy sẽ tự động hoạt động để cấp nước, hoặc khi phao của bồn “nhảy” thì máy sẽ tự động chạy.
- Sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), bình tích áp khí nén sẽ được lắp đặt chung với máy bơm bù áp.
Bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực được cấu tạo khá giống với bình tích áp khí nén, cũng gồm phần chính: Vỏ bình và ruột bình.
- Vỏ bình tích áp thủy lực làm bằng thép nguyên tấm có thể chịu được áp suất cao, không bị móp méo do va đập bởi ngoại lực. Bình được thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến vẫn là hình trụ tròn đứng, được sơn bao phủ lớp tĩnh điện có màu sắc đa dạng: xanh, đỏ, bạc…
- Ruột bình tích áp thủy lực sẽ được chia làm hai phần đó là: Ruột bình được làm từ cao su tổng hợp EPDM phần chứa nước liên thông với cửa vào, cửa ra. Phần còn lại được bịt kín và chứa đầy khí ni tơ.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp thủy lực
Khi máy bơm chưa chạy ruột bình tích áp hoàn toàn rỗng, phần trên chỉ toàn khí ni tơ ở trong bình.
Khi bơm chạy thì nước bắt đầu ùa vào ruột bình và ruột bình to dần lên và khí ni tơ trong bình áp xuống hay nói đúng hơn bị nén lại.
Khi cho bơm dừng lại khi tới áp lực tối đa của bình, ni tơ sẽ được nén lại để tắc công tắc áp suất.
Và khi bơm tắt hẳn nước tích tụ trong ruột bình được sử dụng và khí ni tơ trong bình lại được nạp đầy và sẵn sàng cho lượt bơm tiếp theo.
Ứng dụng của bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực được ứng dụng khá phong phú trong thực tế, vì vậy bạn cần hiểu và nắm bắt để ứng dụng được chính xác, hiệu quả cũng như khai thác hết năng suất của thiết bị:
- Bình tích áp thủy lực sẽ tích trữ năng lượng thủy lực. Tùy vào thiết kế mà dung tích tích trữ sẽ khác nhau. Ví dụ như: Bình tích áp 100L, bình tích áp 200L, bình tích áp 300L, bình tích áp 500L.
- Bổ sung thêm lượng áp suất bị mất đi do quãng đường vận chuyển nước trong ống xa hoặc do ma sát.
- Bù ngay được lượng áp suất đã bị hao tổn trong quá trình sử dụng.
- Giảm đến mức tối đa lượng bọt được máy bơm tạo ra khi vận hành.
- Tăng tuổi thọ của máy bơm thủy lực, máy bơm nước một cách tối đa. Thông thường thì khi có bình tích áp, bơm sẽ có tuổi thọ cao hơn (từ 2 năm trở lên).
- Bảo vệ tốt máy bơm do ngăn được những va chạm thủy lực.
- Nếu máy bơm đang hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn của hệ thống thì bình tích áp sẽ bổ sung lưu lượng của nước để máy bơm hoạt động đúng công suất.
Như vậy, mặc dù bình tích áp khí nén và bình tích áp thủy lực được biết đến là khác nhau nhưng cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động hay công dụng lại khá tương đồng.
Vì thế, khi lựa chọn bình tích áp khí nén hay bình tích áp thủy lực, bạn nên chú ý tới những điều như sau:
- Công dụng của bình tích áp.
- Vị trí lắp đặt, công suất làm việc của hệ thống, tính toán được lưu lượng trung bình, sự chênh lệch áp suất, thời gian lưu trữ áp suất.
- Dung tích của bình, chiều cao và đường kính của bình tích áp.
Ngoài ra, khách hàng nên chọn loại bình có vật liệu tốt: thép, inox…có lớp vỏ dày, đã được sơn bao phủ.
Hiện tại, chúng tôi đang phân phối tất cả các dòng bình tích áp (cả thủy lực và khí nén) của các thương hiệu lớn hiện nay là bình tích áp Varem, bình tích áp Eurotank, bình tích áp AquaVessel và bình tích áp Aquasystem
Để chọn được loại bình tích áp phù hợp nhất, bạn hãy liên hệ với Công ty Cổ Phần Máy Bơm Việt Nam để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ bạn tốt nhất, liên hệ hotline: 0934.680.111 - 0936.250.333
Địa chỉ cung cấp bình tích áp chính hãng, uy tín, chất lượng
Để mua được bình tích áp chính hãng bạn nên chọn Công ty hay đại lý uy tín trong lĩnh vực bình tích áp.
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY BƠM VIỆT NAM VINAPUMPJSC
Trụ sở: A1- Tầng 5M – tòa nhà Bình Vượng – 200 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội
Chi nhánh HCM: Số 9/2 Đường 22, Hiệp Bình Chánh,Thủ Đức, Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0936 250 333
☎️ Hotline: 0934 680 111
📧 Email: sale@vinapumpjsc.com
🌐 Website: https://www.hangcongnghiep.vn
🌐 Website: https://www.cungcapmaybom.vn
Bài viết liên quan: