cung-cap-may-bom cung-cap-may-bom

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm bơm nước chữa cháy

Dinh Phuong 13/05/2023
Cung cấp máy bơm công nghiệp chính hãng | Máy bơm công nghiệp | Cung cấp máy bơm

QCVN 02:2020/BCA do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học công nghệ thẩm định, Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 5 năm 2020

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về yêu cầu an toàn, kỹ thuật đối với trạm bơm nước chữa cháy cố định trong các giai đoạn thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý

Các công trình sau đây khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành trạm bơm nước chữa cháy cố định thực hiện theo Quy chuẩn này:

  • Nhà cao trên 10 tầng
  • Nhà công cộng tập trung đông người
  • Gara
  • Nhà sản xuất
  • Kho có diện tích trên 18.000 m2

Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy quy định trong các tài liệu khác có liên quan

Các quy định chung

Khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm bơm nước chữa cháy phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng để bảo đảm:

  • Thuận tiện trong quá trình vận hành, sửa chữa trạm bơm.
  • Trạm bơm nước chữa cháy phải được bảo vệ nhằm tránh bị hỏng hóc do các thiệt hại gây ra do cháy nổ, ngập nước, phá hoại và các điều kiện bất lợi khác.
  • Dễ dàng tiếp cận trạm bơm từ bên ngoài trong điều kiện có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy phải phù hợp với môi trường lắp đặt như độ ẩm, nhiệt độ, cao trình so với mực nước biển, mức độ ăn mòn của nước và hơi ẩm trong không khí.

Trong quá trình sử dụng phải tiến hành vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế thiết bị trạm bơm nước chữa cháy bảo đảm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị của nhà sản xuất và theo các quy định của quy chuẩn này.

Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy

1. Trạm bơm nước chữa cháy đặt độc lập với các hạng mục công trình

Trạm bơm nước chữa cháy phải được đặt trong nhà, cách nhà và công trình khác tối thiểu 16 m (không quy định khoảng cách khi nhà đặt trạm bơm nước chữa cháy có bậc chịu lửa I và II hoặc giữa trạm bơm và công trình có tường ngăn cháy).

2. Trạm bơm nước chữa cháy đặt trong nhà và công trình

Trạm bơm nước chữa cháy phải được ngăn cách với các phòng khác bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 150, sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không được thấp hơn REI 60, cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 70. Trạm bơm nước chữa cháy đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1. Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt bơm có cửa ra phải thông với buồng đệm thang thoát nạn của tòa nhà qua hành lang được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1.

3. Trạm bơm nước chữa cháy được phép đặt chung với máy bơm cấp nước sinh hoạt trong cùng một phòng hoặc nhà.

4. Khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa các thiết bị đặt trong phòng máy bơm theo quy định sau:

– Từ cạnh bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện đến tường nhà và khoảng cách giữa các móng tối thiểu là 70 mm;

– Từ cạnh bệ máy bơm phía ống hút đến mặt tường nhà đối diện tối thiểu là 1 m; từ cạnh bệ máy bơm phía động cơ điện đến mặt tường nhà không được nhỏ hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ điện ra mà không cần tháo động cơ điện khỏi bệ máy.

– Đối với động cơ diesel làm mát bằng quạt gió, khoảng cách từ tường nhà tới két nước không được nhỏ hơn 3 lần chiều cao của két nước động cơ diesel khi không có cửa đưa gió trực tiếp ra ngoài trạm bơm. Khoảng cách này có thể lấy tối thiểu bằng 2 m.

– Chiều cao của đáy bể chứa dầu cho động cơ diesel phải cao hơn miệng vào bơm cao áp của động cơ diesel. Trong trường hợp chưa có kích thước của nhà sản xuất, kích thước này có thể được lấy bằng 1,2 m.

– Không được bố trí bồn nhiên liệu động cơ đốt trong quá gần tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy mà không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu là 2 m khi không có vách ngăn.

Máy bơm có đường kính ống đẩy từ 100 mm cho phép đặt dọc tường và vách nhà mà không cần có lối đi giữa máy bơm và tường, nhưng khoảng cách từ tường nhà đến móng đặt máy bơm không nhỏ hơn 200 mm. Cho phép đặt hai máy bơm trên cùng một móng mà không cần bố trí lối đi lại giữa chúng, nhưng xung quanh móng phải có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m.

5. Chiều cao phòng của trạm bơm có thiết bị nâng cần phải bảo đảm khoảng cách thông thủy từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không được nhỏ hơn 0,5 m. Chiều cao thông thủy của trạm bơm không có thiết bị nâng thì lấy tối thiểu là 2,2 m.

6. Phòng, hoặc nhà đặt máy bơm nước chữa cháy có kích thước (6×9) m hoặc lớn hơn phải bố trí họng nước chữa cháy trong nhà với lưu lượng 2,5 l/s. Trường hợp nhà hoặc phòng bơm nước chữa cháy có động cơ diesel và bồn chứa nhiên liệu diesel phải được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động.

7. Phải trang bị hệ thống chiếu sáng sự cố cho khu vực trạm bơm nước chữa cháy có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 3 giờ, nguồn điện dự phòng này không được lấy từ nguồn ắc quy khởi động bơm.

8. Nhà bơm hoặc phòng bơm phải có hệ thống thoát nước dưới sàn nhà để tránh ngập nước cho khu vực này.

9. Phải lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức hoặc thông gió tự nhiên cho phòng bơm hoặc nhà bơm. Hệ thống thông gió trong trạm bơm phải đảm bảo sao cho nhiệt độ không khí trong trạm bơm không được lớn hơn 40°C.

10. Động cơ máy bơm, bồn chứa nhiên liệu và tủ điều khiển các máy bơm nước chữa cháy phải được nối đất an toàn. Dây nối đất phải bằng đồng sợi hoặc đồng lá. Tiết diện dây nối đất đối với động cơ máy bơm không nhỏ hơn 25 mm2, đối với bồn chứa nhiên liệu không nhỏ hơn 10 mm2 và đối với tủ điều khiển không nhỏ hơn 5 mm2.

11. Bể nước chữa cháy

Khi bể nước chữa cháy dùng chung với bể nước phục vụ sinh hoạt trong tòa nhà thì đường ống hút của hệ thống nước sinh hoạt phải được kết nối trên mức nước yêu cầu cho nhu cầu phòng cháy. Mỗi bể nước phải có van tự động làm đầy và van thủ công làm đầy riêng biệt.

Bơm nước chữa cháy

1. Nguyên tắc lựa chọn bơm nước chữa cháy

Chọn công suất bơm nước chữa cháy phải dựa vào yêu cầu về lưu lượngcột áp cần thiết theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy sau:

  • QCVN 06:2020/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình,
  • TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế,
  • TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế,
  • TCVN 7336:2003 – Phòng cháy chữa cháy – hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

Khi chọn bơm nước chữa cháy phải dựa vào đường đặc tính lưu lượng, cột áp của từng hãng sản xuất bơm sao cho công suất thiết kế được chọn dao động trong phạm vi từ điểm 90% đến 140% công suất trên đường đặc tuyến công suất hoạt động của bơm.

Khi nguồn nước đặt dưới đường tâm ống đẩy và áp suất nguồn cấp nước không đủ để đẩy nước vào bơm nước chữa cháy, phải sử dụng bơm tua bin trục đứng. Trường hợp này không cho phép dùng bơm ly tâm trục ngang.

2.Lưu lượng và cột áp của bơm nước chữa cháy

Bơm nước chữa cháy phải có đặc tính lưu lượng, cột áp đáp ứng yêu cầu sau và hình minh họa dưới đây:

  • Lưu lượng lớn nhất của máy bơm nước chữa cháy không được nhỏ hơn 150% lưu lượng thiết kế.
  • Cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn cột áp thiết kế.
  • Cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng bằng không (shutoff pressure) phải trong phạm vi từ 101% đến 140% cột áp thiết kế.
  • Cột áp của máy bơm ứng với 150% lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn 65% cột áp thiết kế.

qcvn bom chua chay

3. Đặt chế độ khởi động và dừng hoạt động của các thiết bị trạm bơm nước chữa cháy

  • Áp lực dừng của máy bơm bù áp bằng 115% áp lực làm việc của bơm chữa cháy cộng với áp suất tĩnh tại cửa hút của bơm bù.
  • Áp lực khởi động máy bơm bù áp thấp hơn áp lực dừng của máy bơm này tối thiểu là 01 bar.
  • Áp lực khởi động bơm nước chữa cháy chính thấp hơn áp lực khởi động máy bơm bù áp tối thiểu là 0,5 bar.
  • Áp lực khởi động của máy bơm nước chữa cháy dự phòng thấp hơn áp lực khởi động của máy bơm nước chữa cháy chính tối thiểu là 01 bar.
  • Áp lực mở các van an toàn hoặc van xả lưu lượng lớn hơn áp lực dừng của bơm bù áp từ 0,1 đến 0,5 bar.
  • Các bơm nước chữa cháy chính và dự phòng đã được cài đặt khởi động tự động, phải được tắt thủ công bằng nút ấn ở tủ điều khiển bơm. Việc tắt tự động các máy bơm nước chữa cháy chỉ được phép sau khi tất cả các nguyên nhân khởi động, vận hành được trả về bình thường và sau thời gian chạy tối thiểu 10 phút tính từ khi bắt đầu các máy bơm tự động khởi động. Việc tắt tự động các máy bơm nước chữa cháy không áp dụng khi bơm là nguồn cấp nước của hệ thống chữa cháy tự động hoặc hệ thống ống nước đứng duy nhất của công trình.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY

 

 

Cung cấp lăp đặt bơm phòng cháy uy tín giá rẻ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY BƠM VIỆT NAM VINAPUMPJSC

Trụ sở: A1- Tầng 5M – tòa nhà Bình Vượng – 200 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội

Chi nhánh HCM: Số 9/2 Đường 22, Hiệp Bình Chánh,Thủ Đức, Hồ Chí Minh

☎️ Hotline: 0934 680 111

📧 Email: sale@vinapumpjsc.com

🌐 Website:  https://www.hangcongnghiep.vn
🌐 Website: https://www.cungcapmaybom.vn

Bài viết liên quan:
Bạn đang xem: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm bơm nước chữa cháy
Bài trước Bài sau

Tin mới nhất

  • Top 3 máy bơm nhập khẩu được ưa chuộng nhất hiện nay

  • So sánh về ứng dụng của bơm chìm mini và bơm chìm thường

  • Máy bơm chìm nước thải Ebara

  • Bảng báo giá máy bơm nước Wilo

  • Tìm đại lý máy bơm nước chính hãng trên toàn quốc

  • Ứng dụng của máy bơm nước thải Tsurumi

Sản phẩm bán chạy

  • Bơm ly tâm trục ngang Ebara 65x50FS2JA

    Liên hệ
  • Bơm ly tâm nằm ngang Ebara Model: 200x150FS4KA

    Liên hệ
  • Bơm ly tâm nằm ngang 1 tầng cánh Ebara Model: 100x80FSHA

    Liên hệ
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0936 250 333
zalo